Hiển thị các bài đăng có nhãn bao-duong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bao-duong. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Không thay nước làm mát hoặc thay quá thường xuyên cũng đều là những sai lầm về hệ thống làm mát bằng dung dịch trên xe máy.


Cần kiểm tra, bổ sung và thay nước làm mát định kỳ để bảo vệ động cơ của xe

A: Alo

B: Anh ơi, giúp em với! Xe em đang đi thì thấy máy lịm dần rồi chết hẳn, đề lại cũng không được.

A: Em đạp thử cần khởi động, sau đó kiểm tra điện ở bugi xem thế nào.

B: Cần đạp nhẹ tênh anh ơi. Đầu bugi thì vẫn có lửa nhưng rất yếu và bị ướt như có nước vậy.

A: Xe bị thổi gioăng nắp máy rồi! Em thay nước làm mát lâu chưa?

B: Từ ngày mua xe gần được gần 3 năm em đã thay lần nào đâu!

Trên đây là một ví dụ điển hình về cái giá phải trả khi chủ xe thiếu hiểu biết và sự quan tâm tới nước làm mát hay nói đúng hơn là HTLM bằng dung dịch.

Do có ưu điểm là hiệu quả làm mát cao, nhiệt độ động cơ luôn được giữ ổn định nên ngày càng có nhiều xe được trang bị HTLM bằng dung dịch, đặc biệt là xe ga (scooter). Tuy nhiên, đây lại là vấn đề mà người sử dụng thường lãng quên.


Không nên tham đổ đầy quá vạch trên bình vì có thể làm trào ra ngoài khi xe hoạt động

Bên cạnh đó, lại có người thay nước làm mát quá thường xuyên mà không biết rằng điều đó không giúp xe khỏe hơn hay bền hơn mà chỉ là lãng phí tiền bạc. Vì vậy, ngoài việc thay nước làm mát định kỳ, người sử dụng cần nắm được các dấu hiệu bất thường cơ bản và những lưu ý trong chăm sóc bảo dưỡng HTLM.

Dấu hiệu bất thường

Bất cứ một sự cố bất thường nào trong quá trình làm việc của HTLM bằng dung dịch cũng khiến động cơ hoạt động không bình thường, nhẹ thì khiến động cơ làm việc không ổn định, nặng thì bó máy hoặc thổi giăng nắp máy, gây hỏng máy.

Trên các xe có hệ thống làm mát bằng dung dịch sẽ có kim đồng hồ báo nhiệt hoặc đèn báo nhiệt. Trong điều kiện hoạt động bình thường, kim đồng hồ chỉ đứng ở một vị trí ổn định hoặc đèn báo nhiệt không sáng. Nhưng vì một lý do nào đó như cạn nước, tắc két nước thì kim chỉ/đèn báo sẽ tăng liên tục theo hướng lên vạch đỏ trên cùng hoặc đèn báo sáng lên.


Định kỳ thông thường là sau 4.000 - 5.000 km cần phải bổ sung nước làm mát

Khi bạn thấy một vài giọt nước trên nền nhà ngay dưới gầm xe vào mỗi buổi sáng thì đây là dấu hiệu cho thấy HTLM đang bị rò rỉ và việc cạn nước làm mát sẽ sớm xảy ra nếu bạn không chủ động đưa xe đi kiểm tra và khắc phục sớm.

Cuối cùng là hiện tượng trào nước làm mát ở bình phụ khi xe đang hoạt động. Hiện tượng này xảy ra ngay cả khi nước làm mát đang ở mức thấp và nó khiến hao hụt nước làm mát rất nhanh. Việc bổ sung nước làm mát lúc này chỉ mang tính chất khắc phục tạm thời và không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để vài ba ngày lại đổ thêm nước làm mát một lần.

Lưu ý sử dụng

- Thường xuyên theo dõi chỉ số trên đồng hồ/đèn báo nhiệt trong quá trình xe vận hành. Khi có dấu hiệu nhiệt độ tăng bất thường/đèn báo nhiệt sáng cần tắt máy và đưa tới trung tâm sửa xe uy tín.

- Thường xuyên và định kỳ kiểm tra mức nước làm mát trên bình phụ, bổ sung nếu mực nước dưới vạch Lower.

- Nên sử dụng đúng chủng loại nước làm mát mà nhà sản xuất khuyến cáo và thay định kỳ sau 4.000 -5.000km.

- Không bổ sung loại nước nào khác ngoài dung dịch nước làm mát tiêu chuẩn.

- Cần đưa xe đi kiểm tra ngay nếu thấy nước làm mát bị rò rỉ hoặc tần suất phải bổ sung nước làm mát tăng dần.
Chi tiết tại chuyên trang mua ban o to

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Đa số chủ sở hữu xe thường xuyên nghe được vô vàn lời khuyên về cách chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, nhưng không phải “mẹo vặt” nào cũng đúng, đôi khi thậm chí là sai lầm.

Trước bạt ngàn thông tin về cách chăm sóc xe, có lẽ cách tốt nhất là nghe theo lời khuyên của nhà sản xuất xe, hoặc các tổ chức đánh giá độc lập, có uy tín.
 
Dưới đây là 4 lời khuyên của một chuyên gia thử xe thuộc tạp chí xếp hạng tiêu dùng Consumer Reports của Mỹ và người phát ngôn của Tổ chức an toàn giao thông Mỹ AAA.  
 
Bí quyết: Làm nóng máy trước khi khởi hành
 
Một số người cho rằng ô tô sẽ bền hơn nếu trong quá trình sử dụng, bạn cho xe nổ không tải để làm nóng máy trước khi khởi hành. Điều đó liệu có đúng?
 
Đúng là động cơ sẽ bền hơn nếu xe khởi hành khi đã nóng máy. Dầu loãng hơn và sẽ chỉ mất rất ít thời gian để dầu chảy đến tất cả các bộ phận cần được bôi trơn của động cơ. Tuy nhiên, nếu để động cơ nổ không tải thì chẳng ích gì mà chỉ tốn xăng.
 
 
 

Cách tốt nhất là lái xe chạy chầm chậm một vài vòng cho nóng máy. Mỗi sáng chỉ cần vài phút như vậy là đủ cho động cơ, và cả cho hệ thống phanh - lưu ý không phanh đột ngột mà mớm từ từ để nhiệt độ ở hệ thống phanh nóng dần lên.
 
Bí quyết: Thay nước làm mát
 
Một số người không bao giờ quan tâm đến việc thay nước làm mát động cơ, trong khi một số khác lại thay nước làm mát quá thường xuyên.

Lời khuyên của chuyên gia của Consumer Reports là bạn nên thay nước làm mát cho xe khoảng 4 năm/lần. Một lưu ý nữa là nên dùng nước làm mát đã qua xử lý, pha chế, chứ không nên dùng nước máy vì trong nước máy có một số khoáng chất có thể gây trục trặc cho động cơ.
 
Trong trường hợp bạn sử dụng loại nước làm mát mà nhà sản xuất hướng dẫn là phải pha loãng trước khi sử dụng thì hãy dùng nước cất và không nên pha với lượng nước thấp hơn khuyến nghị của nhà sản xuất.
 
Chất làm mát sẽ cho hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng với một lượng nước vừa đủ, không quá nhiều hay quá ít.
 
Thời gian giữa mỗi lần thay nước làm mát ngăn hay dài tùy thuộc vào điều kiện khí hậu nơi bạn sinh sống. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý là nên thay nước làm mát một cách đều đặn.
 
Bí quyết: Thay dầu đúng hạn
 
Nhiều người vẫn cho rằng nên thay dầu nhờn cho xe 3 tháng/lần, hoặc 5.000km/lần. Tất nhiên là chẳng hại gì cho xe nếu bạn thay dầu thường xuyên, nhưng chuyên gia của Consumer Reports cho rằng như vậy là lãng phí một cách không cần thiết.
 
 
 


Thay vì tiến hành thay dầu xe tùy hứng theo quan điểm cá nhân, hãy đọc cuốn hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường, thời gian có thay dầu có thể lâu hơn 3 tháng hoặc 5.000km. Nhiều xe thậm chí có thể chạy trong 6 tháng hoặc 10.000 km mới cần thay dầu.
 
Nhiều nhà sản xuất dầu nhờn còn khẳng định rằng sản phẩm dầu tổng hợp của họ có thể sử dụng lâu hơn, đôi khi lên đến 16.000km. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên thay dầu đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất xe.
 
Sai lầm: “Không có thiết bị đo áp suất lốp”
 
Nên thường xuyên kiểm tra áp suất lốp và không nên chỉ ước lượng bằng mắt mà nên có thiết bị đo chính xác. Nếu bạn có một chiếc xe đời mới, có thể đã có hệ thống kiểm soát áp suất lốp ngay trong xe, và khi áp suất quá thấp, đèn cảnh báo sẽ chớp sáng trên táp-lô để nhắc nhở.
 
Tuy nhiên, có một thực tế là trong hầu hết các trường hợp, khi đèn cảnh báo chớp sáng thì cũng là lúc áp suất lốp đã thấp hơn mức mà lẽ ra bạn không nên để xảy ra.
 

 
 

Một lưu ý là nên kiểm tra áp suất lốp trước khi bắt đầu hành trình, tức là lúc nhiệt độ lốp thấp nhất, cho kết quả chính xác nhất.
 
Mức áp suất chuẩn được in ngay trên lốp hoặc ở tấm kim loại bên trong cánh cửa bên ghế lái

Xem chi tiết tại chuyên trang mua ban o to cu

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Mùa hè đến, đồng nghĩa với việc chiếc xe của bạn sẽ phải đối mặt với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn. Ánh nắng gay gắt, mặt đường bỏng rát, những trận mưa rào đến bất chợt cùng với đó là hiện tượng ngập đường… Đó là những vấn đề làm nguy hại đến chiếc xe của bạn. Hãy đừng bỏ qua những lời khuyên dưới đây:

1. Đỗ xe dưới bóng râm


Ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hãy cố gắng đỗ xe ở những địa điểm râm mát để tránh ánh nắng mặt trời gay gắt có khả năng làm hại tới xe. Ánh nắng gay gắt chiếu thẳng vào chiếc xe của bạn vừa khiến nội thất xe nóng bỏng khiến đồ da kém bền, vừa làm hại tới lớp sơn cũng như tăng nhiệt trong khoang động cơ của bạn. Đỗ xe dưới bóng mát dường như là điều đơn giản nhất để bạn “giữ sức khỏe” cho chiếc xe của mình vào mùa hè.

2. Bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ


Trời nắng nóng, bạn khó có thể vận hành xe mà không chạy điều hòa. Đây là bộ phận phải hoạt động nhiều nhất, thậm chí là quá tải trong những ngày hè. Vì thế, việc kiểm tra và bảo dưỡng điều hòa là cực kỳ quan trọng.

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra lượng ga làm mát xem có còn đủ hay không và xem xét dầu bôi trơn của máy nén. Nếu cần bổ sung hoặc thay dầu, bạn nên gọi thợ và cần lưu ý sử dụng đúng loại ga để tránh những trục trặc không đáng có.

Tiếp đó, bạn cũng nên kiểm tra tổng thể các bộ phận như các đường ống để xử lý khi có rò rỉ, hệ thống dây đai dẫn động để thay thế nếu dây bị trùng hoặt trượt ra ngoài.

Quạt gió, máy nén khí hay bộ lọc gió cũng cần được xem xét đến để làm sạch hoặc sửa chữa nếu cần. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý xem dàn nóng và lạnh trên xe có bị bụi bẩn sau một thời gian sử dụng và việc làm sạch chúng sẽ giúp hệ thống điều hòa làm mát đều và sâu.

3. Kiểm tra mức độ chất lỏng


Khi vận hành xe vào mùa hè, hãy kiểm tra thường xuyên nước lau kính chắn gió, dầu hộp số, mức nhiên liệu, dầu phanh, nước làm mát động cơ… Bên cạnh đó, sức nóng mùa hè cũng có khả năng làm khô độ nhớt của nhiên liệu, do vậy khi hoạt động, động cơ không có đủ độ trơn cần thiết, trong một số trường hợp có thể gây hỏng hóc hoặc gây nên những tiếng động lạ trong động cơ xe. Để khắc phục, cần thường xuyên kiểm tra và bơm dầu có độ nhớt cao cho xe.

4. Sử dụng đúng loại lốp


Lốp xe có nhiều loại, mỗi loại đều được trang bị để dùng trong những điều kiện thời tiết và đường xá khác nhau. Vì vậy, khi hè đến, hãy thay bộ lốp mùa đông bằng lốp mùa hè để đảm bảo khả năng vận hành tốt nhất cho xế yêu của bạn.

Sử dụng lốp xe mùa hè, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra áp suất lốp. Bởi áp suất lốp tỷ lệ thuận với nhiệt độ và nguy cơ nổ lốp hoặc giảm tuổi thọ của lốp xe sẽ cao hơn khi bạn để lốp non hơi vận hành liên tục trên mặt đường nóng bỏng.

5. Chống nóng cho xe


Nếu bạn mới mua xe thì đừng tiếc tiền mà hay tậu thêm một tấm vải phủ chuyện dụng. Loại vải này vừa giúp giữ cho xe bạn sạch sẽ lại cho phép giảm tác động của nhiệt độ khi bị nắng rọi trực tiếp vào mỗi khi đỗ xe.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị cho xe phim chống nóng để làm mát cho xe. Bạn nên chọn loại phim chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng và có thợ dán đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, việc trang bị thêm mành che nắng cho kính sau cũng là một lựa chọn không tồi trong mùa xe.

6. Quan tâm đến cần gạt mưa


Mùa hè thời tiết rất nóng bức nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc những cơn mưa rào có thể ập xuống bất cứ lúc nào và bộ phận phải hoạt động hết công suất chính là cần gạt nước. Do đó, việc thay cần gạt khi có dấu hiệu gạt nước không sạch hoặc trên kính lái có nhiều vệt nước đọng lại sau khi gạt là cần thiết. Thông thường, tuổi thọ của cao su gạt nước từ 6 tháng đến 1 năm. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra bình chứa nước rửa kính nếu thường xuyên sử dụng cần gạt nước.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Bugi có vai trò quan trọng trên động cơ xăng, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất giúp ôtô khỏe hơn hay yếu đi.



Quan niệm thay bugi đắt tiền hơn sẽ làm máy khỏe hơn là đúng nhưng chưa đủ


Trong thực tế cũng như trên nhiều diễn đàn hiện nay đã và đang có những quan niệm chưa đúng về việc sử dụng bugi trên xe ôtô. Có nhiều người cho rằng, việc thay bugi có nhiều chấu (cực ka-tốt) hoặc bugi đắt tiền như loại bạch kim sẽ khiến xe khỏe hơn. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ!

Hiểu đúng về bugi

Về bản chất và mục đích sử dụng, các loại bugi trên động cơ xăng chỉ khác nhau ở tính chất phóng tia lửa điện mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, dài hay ngắn. Mỗi loại động cơ có tỷ số nén, kết cấu buồng đốt khác nhau nên mỗi hãng xe, mỗi dòng xe và thậm chí là mỗi đời xe sẽ sử dụng loại bugi có thông số kỹ thuật phù hợp. Trong thực tế, có nhiều loại bugi lắp lẫn cho nhau được nhưng với một số hãng thì quy định về sử dụng bugi cho từng dòng xe lại khá khắt khe. Ví dụ như Mazda hay Ford,…

Quan niệm thay bugi càng tốt (xét về mặt giá thành và vật liệu chế tạo) sẽ giúp máy khỏe hơn là đúng nhưng chưa đủ. Đúng ở chỗ, bugi mới sẽ có khả năng đánh lửa mạnh hơn nên đốt cháy xăng tốt hơn, giúp động cơ sản sinh công suất lớn hơn. Nhưng chưa đủ ở chỗ, nếu thay loại bugi có thông số như chiều dài, khe hở đánh lửa, trở trong, nhiệt độ làm việc hay hình dáng  không đúng với tiêu chuẩn không những không giúp động cơ khỏe hơn mà còn khiến máy hoạt động kém ổn định dẫn tới rung, giật, giảm công suất và tốn xăng.

Tóm lại, việc thay bugi định kỳ là cần thiết, sử dụng loại có chất lượng cao là nên cân nhắc vì giá thành không lớn nhưng mang lại độ tin cậy, tuổi thọ và khả năng hoạt động ổn định cao. Nhưng không phải vì thế mà bạ loại nào thay loại ấy, cần có kiến thức cơ bản để lựa chọn, kiểm tra và thay thế mới đem lại hiệu quả như mong muốn.



Ghè bẹp chấu bugi chỉ là cách khắc phục tạm thời, không nên sử dụng nó như một giải pháp tiết kiệm chi phí sử dụng


Sử dụng đúng cách

* Nên thay bugi sau mỗi 5 vạn ki-lô-mét (hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất) và kiểm tra, vệ sinh định kỳ 2 vạn ki-lô-mét.
* Chỉ nên gõ bẹt chấu bugi gần với cực a-nốt (cực giữa) khi cực này bị mòn trong các trường hợp khắc phục tạm thời chứ không nên sử dụng cách này để tiết kiệm tiền thay thế.
* Nâng cao tuổi thọ của bugi bằng cách vệ sinh, thay thế lọc gió động cơ định kỳ và sử dụng xăng đúng tiêu chuẩn về trị số octan.
* Không nên tự rửa máy bằng nước để tránh nước xâm nhập vào đầu bugi.

Tự thay bugi



Thay bugi là công việc cơ bản mà mỗi lái xe cần tự làm được


Thay bugi là công việc cơ bản mà mỗi người lái xe cần tự làm được, vừa tiết kiệm chi phí, vừa có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn tới động cơ của xe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

* Mua đúng chủng loại theo thông số ghi trên bugi đầu tiên đi theo xe hoặc loại khác tương đương.
* Không thay lúc máy còn nóng vì khi đó dễ làm đứt dây cao áp trong lúc rút dây ra khỏi đầu bugi.
* Sử dụng đúng loại tuýp (16, 17 hoặc 21 có sẵn trong bộ dụng cụ sửa chữa theo xe) để tháo bugi.
* Siết đủ lực để tránh làm hỏng ren trên nắp máy (tham khảo cách siết đủ lực bugi trên từng dòng xe có trong sách hướng dẫn sử dụng).
theo: oto-xemay.vn

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Điều hòa là một tiện nghi không thể thiếu trên xe ôtô trong những ngày hè nóng nực.



Nguyên tắc hoạt động của điều hòa ôtô


Ở điều hòa xe hơi, cảm biến nhiệt được đặt ngay trong họng gió ra của điều hòa, nó chỉ ra lệnh ngắt lốc lạnh khi nhiệt độ gió ra đạt 5-70 C và đóng trở lại khi nhiệt độ tăng lên khoảng 12¬0 C. Ở điều hòa cơ (chỉnh tay), cần chỉnh nhiệt độ “xanh/đỏ” chỉ đơn thuần là để trộn hai luồng khí nóng lạnh với nhau sao cho nhiệt độ gió thổi ra là vừa phải chứ không có tác dụng đóng ngắt lốc. Như vậy để tiết kiệm nhiên liệu thì phải ngắt lốc theo một trong hai cách như sau:


- Không bật công tắc A/C, khi đó không bao giờ lốc đóng, sẽ tiết kiệm nhiên liệu.


- Gạt nút “xanh/đỏ” về xanh nhất. Khi đó không có việc trộn khí lạnh với khí nóng nên nhiệt độ trong cabin xe sẽ sớm được làm mát nhất và dàn lạnh sớm đạt nhiệt độ để ngắt lốc nhất.


- Việc điều chỉnh mức quạt lớn sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn, máy phát sẽ làm việc nhiều hơn để nạp bù vào ắc-quy nhưng nhiên liệu tiêu thụ là không đáng kể.



Vặn nút "xanh/đỏ" về xanh nhất để không khí trong cabin được làm lạnh nhanh nhất


Sử dụng điều hòa hợp lý

Từ các phân tích ở trên chúng ta thấy cách sử dụng điều hòa hợp lý nhất là gạt nút “xanh/đỏ” về xanh (lạnh) nhất, và sau đó điều chỉnh tốc độ gió theo ý muốn. Ngoài ra, một số kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn sử dụng điều hòa hợp lý hơn nữa.


1- Bạn nên dán kính mờ, có thể dùng thêm rèm hoặc sử dụng tấm chắn nắng, các vật này sẽ hạn chế ánh nắng trực tiếp “hun nóng” không gian trong xe. Vào mùa hè khi đỗ xe ngoài trời bạn tìm chỗ râm mát nhất nếu có thể, và nên hạ các cửa kính xuống 1-2cm giúp không khí trong ngoài xe lưu thông với nhau.


2- Khi lên xe, do nhiệt độ trong xe rất cao cho nên trước khi bật điều hòa bạn hãy làm giảm nhiệt trong xe xuống: đóng mở cửa vài lần trước khi ngồi lên xe, hạ hết kính xe xuống, lấy gió ngoài, bật quạt gió nấc cao nhất, chạy xe vài phút rồi khi máy chạy đều bạn có thể đóng cửa kính, bật A/C, lấy gió trong, sau đó giảm dần mức quạt phù hợp để có độ lạnh vừa ý.  


3- Thông thường bạn nên để quạt lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh, chỉ nên lấy gió ngoài khi đi trong môi trường không khí trong lành, hoặc khi trời mát để xe có dưỡng khí.


4- Nên chuyển sang chế độ lấy gió trong khi gặp mưa to vì lấy không khí ẩm lúc này có thể gây nước ẩm đóng giọt trong cabin. Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió.


5- Có nghiên cứu đã cho thấy kết quả: Nếu xe tắt điều hòa và hạ cửa kính ở tốc độ dưới 80km/h thì sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Còn khi xe chạy trên 80km/h thì nhiên liệu để chạy điều hòa sẽ ít hơn lượng nhiên liệu xe tiêu tốn để bù vào sức cản không khí lúc hạ kính.


6- Khoảng 15 phút trước khi kết thúc lộ trình, bạn nên hé kính và tắt điều hòa và lấy gió ngoài để nhiệt độ trong ngoài xe đỡ chênh lệch nhiều.


Chăm sóc, bảo dưỡng điều hòa


Cuối cùng, bạn nên định kỳ bảo dưỡng điều hòa đúng hạn tại các xưởng dịch vụ và các gara chuyên nghiệp: dàn nóng, dàn lạnh, phin lọc gió hồi, quạt gió sạch sẽ làm tăng hiệu suất trao đổi nhiệt của điều hòa, kiểm tra gas, khi gas thiếu sẽ làm giảm hiệu suất của điều hòa. Bạn cũng nên kiểm tra các gioăng cao su cánh cửa gầm bệ xem còn bảo đảm độ kín khít không.
Theo: internet
Kiểm tra dầu máy ô tô thường xuyên là công việc quan trọng đảm bảo xe có thể vận hành tốt, kéo dài tuổi thọ động cơ. Ngay cả với phụ nữ, thao tác này cũng khá đơn giản.

Để biết mức dầu của chiếc xe bạn sử dụng đang đủ hay thiếu, hay thừa, trước tiên bạn cần bật nắp ca pô, tìm vị trí thước kiểm tra dầu, rút thước ra và lau sạch bằng vải khô. Tiếp theo, bạn cắm lại thước kiểm tra dầu vào ống rồi rút ra từ từ. Khi đó bạn sẽ nhìn thấy ngấn dầu của thước: nếu ngấn dầu dưới vạch thấp nhất (thường có chữ Min) thì động cơ đang thiếu dầu, ngược lại ở giữa vạch thấp nhất và cao nhất (thường có chữ Max) thì lượng dầu đang ở mức vừa phải. Cả hai trường hợp này cần phải bổ sung dầu sao cho ngấn dầu gần sát với vạch Max.



Kiểm tra dầu máy là việc rất quan trọng nhưng đơn giản, ngay cả với phụ nữ


Trường hợp ngấn dầu bằng hoặc vượt quá vạch Max thì động cơ đang thừa dầu, cần phải rút bớt. Nên nhớ việc lấy dầu ra khó khăn hơn nhiều việc bổ sung vào nên nếu phải thêm dầu, bạn cần làm từ từ.



Xe đủ dầu khi ngấn dầu nằm giữa vạch cao nhất và thấp nhất


Lưu ý nếu sau mỗi chặng 1.000 km vận hành mà mức dầu hao nhanh, có màu đen hoặc mùi khét thì cần phải đưa xe vào xưởng để kiểm tra động cơ. Đặc biệt, dù là xe ôtô cũ hay mới thì bạn vẫn cần kiểm tra mức dầu của động cơ sau một thời gian (sử dụng hoặc không sử dụng) hay trước mỗi chuyến đi xa để đảm bảo xe luôn được vận hành trong điều kiện tốt nhất, mang lại sự an toàn cho bạn và những người trên xe.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Sự xuống cấp của lốp xe rất có thể trở thành một thảm hoạ khi bạn đang lái xe, nó khiến xe bạn bị mất kiểm soát hoặc biến bạn trở thành kẻ lếch nhếch khi trở về tới nhà.
Đó không phải là dấu hiệu tốt hay xấu mà là một thực tế không tránh khỏi khi chạy trên đường.




Lốp bị mòn và cũ đi. Sự xuống cấp của lốp xe rất có thể trở thành một thảm hoạ khi bạn đang lái xe, nó khiến xe ôtô bạn bị mất kiểm soát hoặc biến bạn trở thành kẻ lếch nhếch khi trở về tới nhà. Để bạn không phải gặp những tình huống như vậy, chúng tôi sẽ đưa ra 5 dấu hiệu cảnh báo cho biết bạn cần thay lốp xe mới.

1. Rung quá nhiều

Khi lái xe, bạn sẽ không thể tránh khỏi một số dao động nhất định, đặc biệt là những bề mặt đường kém. Nhưng nếu bạn đã làm quen và lái xe trong một thời gian dài, bạn có thể cảm nhận độ rung bao nhiêu là hợp lý và bao nhiêu là bất thường. Có một số nguyên nhân gây ra rung động như lốp xe bị lệch hoặc không cân bằng, nhưng đôi lúc nó chỉ ra bản thân lốp xe đang gặp vấn đề.




Thậm chí, ngay cả khi lốp xe không phải là nguyên nhân của sự rung động, thì điều đó cũng có khả năng dẫn tới việc hư hại lốp một cách nhanh chóng. Vì vậy, nếu xe của bạn có những dấu hiệu bất thường, nhất là khi bạn cảm nhận rõ nhiều rung động khi đi trên đường bằng phẳng thì bạn nên mang chiếc xe đến trung tâm bảo hành để kiểm tra lại chúng.

2. Lốp bị phình ở một số chỗ

Khi các bề mặt bên ngoài của lốp xe bắt đầu yếu đi. Kết quả là bề mặt yếu đó rất dễ xuất hiện hiện tượng nở phồng ra bên ngoài. Đây là giống như bệnh phình động mạch trong mạch máu của bạn và nếu bác sĩ nói rằng bạn bị triệu chứng này, chắc chắn một điều rằng bạn sẽ đến bệnh viện ngay lập tức. Điều này tương tự với lốp xe.




Lốp xe phồng to có thể nổ và gây ra tai nạn bất cứ lúc nào khi chạy trên đường cao tốc, và nếu bạn không đưa chiếc xe đến trung tâm dịch trước khi nó xảy ra điều không mong muốn, bệnh viện rất có thể là nơi đón chờ bạn. Vì vậy, bạn hãy dành chút thời gian để ý tới các chỗ phình ra trên bề mặt lốp xe để bạn có những chuyến đi an toàn.

3. Vết nứt thành lốp




Không phải tất cả các vấn đề về lốp liên quan tới gai lốp, nó cũng có thể xuất hiện trên thành lốp. May mắn thay, các vấn đề xảy ra ở thành lốp đều dễ dàng kiểm tra trực quan bằng mắt thường. Nếu trên bề mặt thành lốp xuất hiện các khía cắt, đặc biệt là rãnh nứt, nó cho thấy lốp xe của bạn đang phát triển theo chiều hướng xấu, đó chắc chắn là điều bạn muốn tránh. Vì vậy, nếu vết nứt trên thành lốp trông trở nên nghiêm trọng, bạn nên mang chiếc xe của mình đến trung tâm sửa chữa để yêu cầu họ thay thế bộ lốp mới.

4. Vạch chỉ thị hiện ra




Những bộ lốp mới hiện nay có một điểm tiện lợi mà các thế hệ lốp cũ không có, đó chính là vạch chỉ thị được mặc định nằm ở trong lốp. Những vạch này được đúc chìm ở nhiều vị trí khác nhau liền dưới mặt đáy rãnh gai lốp và hiếm khi nhìn thấy nó khi lốp còn mới. Bạn có thể kiểm tra độ mòn ít hay nhiều của ta-lông bằng đồng xu, tuy nhiên nếu vạch chỉ thị dần lộ ra thì đó là dấu hiệu cho thấy ta-lông lốp đã bị mòn và điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần phải thay thế lốp xe mới.

5. Độ sâu của gai lốp dưới 1,6mm

Các gai lốp tốt thường có độ sâu trên 1,6mm. Nếu bạn thường xuyên lái xe trên bề mặt đường trơn và ẩm ướt thì gai lốp chỉ có hai sẽ tối ưu hơn là nhiều gai. Bạn có thể mua thước đo để kiểm tra độ sâu như các chuyên gia vẫn thường làm. Mặc dù vậy, có một cách kiểm tra không phải là mới mà chi phí bỏ ra không nhiều, đó là sử dụng đồng xu.




Bạn có thể xác nhận bằng cách đặt đồng xu 1 cent vào rãnh của gai lốp với chiều của đầu Abe Lincoln cắm xuống mặt lốp. Nếu quan sát thấy toàn bộ đầu của Tổng thống lộ rõ thì bạn không còn lý do để chậm trễ thay lốp mới cho xe.

Lời khuyên

Lợi ích bảo dưỡng lốp xe không những giữ cho bạn được an toàn mà còn cải thiện rõ rệt hiệu suất của phương tiện trên đường đi. Do đó bạn cũng nên chủ động thực hiện quy trình này một cách thường xuyên để có một phương tiện vận hành tối ưu.
Nguồn: sưu tầm

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Bên cạnh những hoạt động định kỳ, hãy dành sự quan tâm nhiều hơn đến điều hòa và hệ thống làm mát, bôi trơn, cần gạt nước và lốp xe để đảm bảo xe vận hành tốt trong mùa nắng nóng.
Dưới nắng nón và theo thời gian nhiệt độ ca-bin sẽ không ngừng tăng do có che chắn hay dán phim chống nóng. Điều hòa trở thành hệ thống tối cần thiết. Vận hành thường xuyên, đặc biệt ở chế độ lấy gió ngoài khiến lọc gió điều hòa nhanh bẩn và tắc. Quạt gió làm việc cật lực mà ít lấy được dưỡng khí, khả năng làm mát giảm.



Bổ sung thêm ga cho điều hòa


Anh Nguyễn Hữu Thọ, Giám đốc xưởng Kia Giải Phóng khuyến cáo nên vệ sinh lọc gió 3 tháng hoặc 5.000 km một lần. Nên định kỳ kiểm tra áp suất ga sau 10.000 km bởi thiếu ga là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến điều hòa làm lạnh không sâu. Bên cạnh đó, cũng cần vệ sinh dàn nóng, và kiểm tra quạt làm mát để nâng cao khả năng tản nhiệt ra môi trường.
Hệ thống điều hòa và một số thiết bị phụ tải khác dẫn động bằng đai. Đai trùng và trượt sau khoảng 60.000 km, kèm theo đó là tiếng rít và máy nén làm việc yếu.

Hệ thống làm mát

Điều quan trọng khi lái xe mùa nóng là duy trì sự mát mẻ cho động cơ. Hệ thống làm mát đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Tuyệt đối không vận hành động cơ khi nhiệt độ nước làm mát vượt quá mức quy định, kim báo nhiệt độ đạt vạch đỏ, hoặc đèn biểu tượng nhiệt độ trên bảng tap-lô sáng. Tài xế phớt lờ dấu hiệu này có thể khiến động cơ gặp phải những hư hỏng trầm trọng.
Kiểm tra tổng thể để loại những đoạn ống yếu, làm chặt các vị trí liên kết. Nước nóng với áp suất cao có thể rỉ ra ngoài qua các khe hở hẹp. Mất chất dẫn nhiệt (nước) hệ thống làm mát làm việc kém hiệu quả và động cơ nóng lên.

Với loại nước làm mát màu xanh, chất chống ô-xi hóa có nguồn gốc vô cơ cần định kỳ thay thế sau 2-3 năm sử dụng hoặc 48.000 km. Loại màu cam với chất chống ô-xi hóa có nguồn các từ các axít hữu cơ nên thay sau 5 năm sử dụng hoặc 160.000 - 240.000 km.

Kiểm tra áp suất lốp

Lốp là chi tiết ít được chú ý tới, nhưng sự tăng giảm, chênh lệch áp suất của lốp thường rất gây nguy hiểm, đặc biệt trong những ngày hè.



Áp suất vượt quá mức cho phép có thể gây nổ lốp.


Mặt đường nóng, cộng thêm quá trình biến dạng liên tục khi làm việc khiến nhiệt độ không khí trong lốp tăng cao. Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ, lốp của một chiếc xe bán tải có thể đạt trên 60 độ C sau khi chạy 50 km dưới trời năng. Cứ 10 độ C tăng thêm, áp suất lốp sẽ tăng lên 1 - 2 Psi (0,07 - 0,14 kg/cm2). Áp suất vượt quá mức cho phép dễ làm lốp phình hoặc bị nổ, hiện tượng này thường xuất hiện trên lốp đã mòn nhiều hoặc hết hạn sử dụng (khoảng 6-8 năm tùy từng loại kể từ ngày sản xuất.) Sự tăng giảm áp suất không đều giữa các bánh xe, có thể dấn đến mất lực bám khi xe đi trên đường ướt.

Hệ thống bôi trơn

Giống như máu trong cơ thể, dầu giữ sạch động cơ khỏi các mạt sắt, giúp nó vận hành trơn tru và mát mẻ hơn. Điều kiện thời tiết nóng, máy làm việc nặng nhọc, cần xả nhiệt nhiều hơn vì thế đòi hỏi đủ dầu sạch. Nhiều thợ sửa chữa khuyến cáo nên thay dầu sau 5.000 km, và thay lọc dầu sau 2 lần thay dầu.

Bảo dưỡng gạt nước

Sau thời gian dài "ngủ đông", lớp cao su hóa cứng, các khớp kém linh hoạt khiến gạt nước vận động nặng nề, không hiệu quả trong những trận mưa hè. Do đó, cần kiểm tra và thay thế chúng nếu cần để đam bảo khả năng quan sát khi lái xe trong mưa.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Việc cọ rửa những chú “xế hộp” mui mềm thường đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận hơn so với những xế hộp mui cứng thông thường khác. Kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn vệ sinh xế cưng của mình một cách hiệu quả nhất.
 


Chiếc BMW 120i Cabriolet với mui xe mềm đã được hạ xuống.


Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu một chút về mui mềm. Khác với loại xe mui cứng với trần xe thường được làm bằng các loại vật liệu cứng như thép, nhôm..., xe mui mềm, hay còn gọi là cabriolet hoặc spyder, là loại xe có phần trần xe làm bằng vải hoặc nhựa vinyl. Do đó, trong quá trình cọ rửa xe mui mềm, bạn phải hết sức chú ý, đặc biệt là phần trần xe.


 

Mini Cooper S mui mềm.


Đầu tiên, trước khi rửa xe, hãy đỗ xe ở vùng có nhiều bóng râm để đảm bảo hơi nước không bị bốc hơi quá nhanh. Bạn có thể sử dụng bình phun nước tự động để tráng xe hoặc có thể tráng xe bằng tay. Hãy nhớ, khi tráng xe, không nên tập trung ở một vùng nhất định mà nên tráng toàn bộ xe. Đặc biệt, bạn hãy lưu ý không được phun sáp rửa trực tiếp lên trần xe; nếu sử dụng bình xịt, hãy để ở chế độ tia nhỏ và không được phun quá gần vì điều này có thể khiến trần xe bị mài mòn.



Công đoạn tráng xe.

Đối với phương pháp tráng xe bằng tay, hãy sử dụng loại bàn chải mềm hoặc loại vải chuyên dụng để không làm hỏng sợi vinyl. Khi cọ rửa, phải thật nhẹ nhàng. Cọ rửa quá mạnh tay có thể làm hỏng trần xe. Một điểm cần đặc biệt lưu ý là đừng sử dụng nước lạnh, hãy dùng nước ấm để lau rửa.



Khi cọ bằng tay, cố gắng cọ nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm hỏng mui xe.


Khi đã thực hiện xong công đoạn tráng xe, bạn có thể bắt tay vào công việc lau rửa. Bạn có thể dùng sản phẩm lau rửa chuyên dụng cho xe mui mềm, hoặc hoàn toàn có thể dùng các sản phẩm lau chùi xe hơi khác, miễn là các sản phẩm này không chứa dầu đánh bóng. Nhìn chung, các sản phẩm phù hợp để lau rửa mui mềm thường không được chứa silicon dung môi hữu cơ, sản phẩm từ dầu hỏa hoặc các chất làm dẻo. Khi sử dụng sản phẩm lau rửa, hãy đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng.


 

Phun chất tẩy rửa.


Sau khi lau rửa xong, hãy tráng lại xe một lần nữa theo phương pháp đã hướng dẫn ở trên.

Công đoạn cuối cùng của quá trình lau rửa là làm khô trần xe. Bạn nên tránh gập mui xe xuống khi mui xe còn ướt để tránh trần xe bị mốc và hỏng.
xsmn | xsmb | xsla | xsbd | kqxsmn | kqxs | xo so | soi cau | xsvt | XSKG | mat ong, sua ong chua, mật ong nguyên chất, mật ong rừng, mật ong hoa nhãn, tác dụng của mật ong