Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-nghiem. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-nghiem. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Hàng năm cứ đến mùa du lịch từ tháng 4 - tháng 8 bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, đón hàng triệu lượt du khách đến tắm biển. Trong một vài năm gần đây chính quyền tỉnh Thanh Hóa, cũng như chính quyền thị xã Sầm Sơn đã siết chặt vấn đề bán hàng rong, chèo kéo, chặt chém khách du lịch. Vì vậy đã thu hút được thêm nhiều khách đến với Sầm Sơn từ các tỉnh thành phía bắc.

Để đi đến Sầm Sơn bạn có rất nhiều cách để lựa chọn như xe ô tô cá nhân, tàu hỏa, xe máy, xe khách... Hôm nay chúng tôi mách bạn đi du lịch Sầm Sơn bằng xe khách, các bạn sẽ tiết kiệm chi phí cho mình rất nhiều và đặc biệt là rất thuận tiện

Kinh nghiệm đi du lịch Sầm Sơn bằng xe khách

Kinh nghiệm đi du lịch Sầm Sơn bằng xe khách

Sầm Sơn cách Hà Nội khoảng 170km, các bạn đến Sầm Sơn có thể đi ô tô khách từ các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Lương Yên… với giá vé khoảng 70 – 120k (tùy vào chất lượng xe ), mất khoảng 5h chạy xe khách từ Hà Nội đi Thanh Hóa, hay khu du lịch Sầm Sơn

Đi bằng xe ô tô khách: Bắt xe khách đi  Sầm Sơn Thanh Hóa (giá 100 k) rồi xuống ở bưu điện tỉnh Thanh Hóa (hoặc tượng đài Lê Lợi) rồi bắt xe buýt 01 đi ra thị xã Sầm Sơn.

Ngoài ra, bạn có thể ra bến xe Giáp Bát bắt xe khách Hải Hạnh đi đến bãi biển Sầm Sơn theo lịch,

Lịch của XE KHÁCH HẢI HẠNH ở Sầm Sơn: 


SẦM SƠN – THANH HÓA – HÀ NỘI
Chuyến xe 1: Đón khách lúc 2h 00 sáng – 2h 30 xe xuất phát.
Chuyến xe 2: Đón khách lúc 4h 30 sáng – 5h 00 xe xuất phát
Chuyến xe 3: Đón khách lúc 8h 00 sáng – 8h 30 xe xuất phát
Chuyến xe 4: Đón khách lúc 10h 30 sáng – 11h 00 xe xuất phát
Chuyến xe 5: Đón khách lúc 12h 30 chiều – 1h 00 xe xuất phát

HÀ NỘI – THANH HÓA – SẦM SƠN
Chuyến xe 1: Đón khách lúc 6h 00 sáng – 7h 00 xe xuất bến.
Chuyến xe 2: Đón khách lúc 8h 30 sáng – 9h 30 xe xuất bến
Chuyến xe 3: Đón khách lúc 12h 00 chiều – 1h 00 xe xuất bến
Chuyến xe 4: Đón khách lúc 2h 15 chiều – 3h 00 xe xuất bến
Chuyến xe 5: Đón khách lúc 4h 00 chiều – 5h 00 xe xuất bến

Giá vé niêm yết: 100.000 / 1người.(Trẻ em dưới 10 tuổi miễn phí)
Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người. Với bờ biển đẹp, uốn cong cùng bãi cát trắng, làn nước trong xanh. Nằm ngay kề bên là những khu nghỉ mát, nhà nghỉ, cửa hàng ăn hải sản tươi ngon.

Xe khách Hải Hạnh chạy tuyến Hà Nội Sầm Sơn

Nằm trên bờ Vịnh Bắc Bộ, địa hình Sầm Sơn tương đối bằng phẳng, là vùng sơn thuỷ hữu tình với khí hậu trong lành, dải bờ biển cát vàng thoai thoải, nước trong xanh soi bóng núi Trường Lệ với những di tích văn hoá đã được xếp hạng quốc gia (Ðền Ðộc Cước, Ðền Cô Tiên, Hòn Trống Mái…). Hơn nữa, biển Sầm Sơn bao la là nơi trực tiếp cung cấp nguồn hải sản tươi ngon phong phú như tôm, cá mực, cua, các loại hải sản quý khác… Mặt khác, Sầm Sơn có bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời, với các hoạt động văn hoá mang đậm bản sắc quê hương như lễ hội bánh chưng – bánh dày (ngày 12-5 âm lịch hàng năm). Với những lợi thế này, Sầm Sơn có nhiều ưu thế trong sự phát triển của ngành du lịch và thuỷ sản.

Khu du lịch – vui chơi giải trí – tắm biển Sầm Sơn: xây dựng ba khu vực chính phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí có nội dung hoạt động khác nhau:

– Trên núi Trường Lệ: phục vụ cho du lịch văn hoá – vui chơi.

– Khu du lịch sinh thái Quảng Cư: nét đặc trưng của khu vực này là du lịch sinh thái.

– Tắm biển: tại các bãi tắm, tăng cường công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn khi tắm biển.

Chúc các bạn có chuyến đi du lịch Sầm Sơn vui vẻ!

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Có rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan khiến lốp xe bạn bị nổ, nhưng dưới đây là những nguyên nhân thường thấy nhất.
 
Có thể nói nổ lốp xe là chuyện xảy ra mọi lúc mọi nơi bởi nhiều nguyên nhân nhưng lốp thường xuyên bị nổ nhất là vào mùa hè, khoảng thời gian từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 10. Di chuyển vào thời điểm mà nhiệt độ bên ngoài cũng như mặt đường rất cao cộng với việc quãng đường xa, vận tốc lớn và tải nặng hơn thì lốp xe có thể nổ bất kì lúc nào. Các nguyên nhân hàng đầu có thể gây nổ lốp, xuống hơi:
 
Lốp non
 
Lốp non là nguyên nhân đơn giản nhất khiến lốp nhanh hỏng. Khi lốp được bơm với áp suất không thích hợp thì các thành phần của lốp như thép, cao su và các hợp chất khác phải co dãn, đàn hồi vượt xa sức chịu đựng của chúng. Lặp lại quá trình này nhiều lần sẽ khiến lốp xe giảm tuổi thọ.
 
Những thông tin về áp suất hơi, độ căng của lốp xe thích hợp với xe của bạn được đăng tải trên trang chủ của nhà sản xuất xe bạn đang sử dụng, hãy kiểm tra để biết thêm và chăm sóc bộ lốp của mình thật đúng cách. Nếu bạn có một chuyến đi dài với một chiếc lốp quá non, hãy nhanh chóng đưa xe ra hãng để các kỹ thuật viên chuyên nghiệp kiểm tra những hư hại của lốp. Nếu áp suất hơi trong lốp dưới 20 psi, bạn nên đưa lốp đi “khám” ngay. Một người yêu xe và có trách nhiệm với chiếc xe của mình nên thường xuyên lưu ý đến vấn đề này.
 
Chở quá tải
 
Chở quá trọng tải cũng gây ra những hư hại nghiêm trọng với lốp xe. Bạn có thể chất đầy hàng hóa lên thùng chiếc bán tải của mình không có nghĩa là lốp xe có thể chịu được trọng lượng của số hàng hóa đó, đặc biệt là nếu lốp xe bị non.
 
Để biết rõ về khối lượng hàng hóa mà lốp xe có thể chịu đựng được, bạn có thể đọc thông tin này ở một thông báo nhỏ dán ở cửa xe bên người lái (thông tin về áp suất hơi của lốp cũng có ở đây). Với những người chuyên chở hàng nặng thì nên tăng áp suất lên “mức tải trọng đa”, thông số về áp suất của mức này được in trên thành lốp.
 
Ổ gà
 
Ổ gà cũng là một nguyên nhân khiến lốp xe của bạn hư hại, đặc biệt là đối với loại lốp thành mỏng ngày nay. Lao vào ổ gà, gờ vỉa hè hoặc đi vào các cung đường xấu sẽ khiến lớp đệm bên trong lốp bị nén và bó chặt. Trong trường hợp va chạm quá mạnh có thể khiến lốp bị rách và nổ ngay lập tức hoặc để lại di chứng, biến lốp xe của bạn thành một “quả bom nổ chậm”.
 
“Bom nổ chậm” 
 
Nhiều người thường chủ quan, không kiểm tra lại lốp xe của mình sau một thời gian sử dụng nên không tránh được việc nổ lốp giữa đường. Thường thì lốp xe bị nổ là do hư hại trong quá trình đi lại như cán vào dị vật, đi vào ổ gà hoặc gờ vỉa hè… Tất cả các nguyên nhân trên đều nhanh chóng làm giảm tuổi thọ của lốp.
 
Nếu bạn không thường xuyên kiểm tra lốp xe của mình thì sẽ có một ngày đẹp trời nào đó, khi bạn đi dã ngoại cùng cả gia đình trên chiếc xe đầy người và hành lý cộng với nhiệt độ “ấm áp” của ngày hôm đó, bạn sẽ phải gọi đến sự giúp đỡ của đội cứu hộ xe và bỏ dở chuyến đi ngày hôm đó. Nhưng tình hình có thể còn tệ hơn nữa khi bạn đang đi trên xa lộ với tốc độ cao và bị nổ lốp, sẽ không ai được an toàn trong trường hợp này cả, vậy nên hãy thường xuyên chú ý đến chiếc lốp xe của mình để đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi người.
Xem thêm kinh nghiệm lái xe tại chuyên trang mua ban o to
Không thay nước làm mát hoặc thay quá thường xuyên cũng đều là những sai lầm về hệ thống làm mát bằng dung dịch trên xe máy.


Cần kiểm tra, bổ sung và thay nước làm mát định kỳ để bảo vệ động cơ của xe

A: Alo

B: Anh ơi, giúp em với! Xe em đang đi thì thấy máy lịm dần rồi chết hẳn, đề lại cũng không được.

A: Em đạp thử cần khởi động, sau đó kiểm tra điện ở bugi xem thế nào.

B: Cần đạp nhẹ tênh anh ơi. Đầu bugi thì vẫn có lửa nhưng rất yếu và bị ướt như có nước vậy.

A: Xe bị thổi gioăng nắp máy rồi! Em thay nước làm mát lâu chưa?

B: Từ ngày mua xe gần được gần 3 năm em đã thay lần nào đâu!

Trên đây là một ví dụ điển hình về cái giá phải trả khi chủ xe thiếu hiểu biết và sự quan tâm tới nước làm mát hay nói đúng hơn là HTLM bằng dung dịch.

Do có ưu điểm là hiệu quả làm mát cao, nhiệt độ động cơ luôn được giữ ổn định nên ngày càng có nhiều xe được trang bị HTLM bằng dung dịch, đặc biệt là xe ga (scooter). Tuy nhiên, đây lại là vấn đề mà người sử dụng thường lãng quên.


Không nên tham đổ đầy quá vạch trên bình vì có thể làm trào ra ngoài khi xe hoạt động

Bên cạnh đó, lại có người thay nước làm mát quá thường xuyên mà không biết rằng điều đó không giúp xe khỏe hơn hay bền hơn mà chỉ là lãng phí tiền bạc. Vì vậy, ngoài việc thay nước làm mát định kỳ, người sử dụng cần nắm được các dấu hiệu bất thường cơ bản và những lưu ý trong chăm sóc bảo dưỡng HTLM.

Dấu hiệu bất thường

Bất cứ một sự cố bất thường nào trong quá trình làm việc của HTLM bằng dung dịch cũng khiến động cơ hoạt động không bình thường, nhẹ thì khiến động cơ làm việc không ổn định, nặng thì bó máy hoặc thổi giăng nắp máy, gây hỏng máy.

Trên các xe có hệ thống làm mát bằng dung dịch sẽ có kim đồng hồ báo nhiệt hoặc đèn báo nhiệt. Trong điều kiện hoạt động bình thường, kim đồng hồ chỉ đứng ở một vị trí ổn định hoặc đèn báo nhiệt không sáng. Nhưng vì một lý do nào đó như cạn nước, tắc két nước thì kim chỉ/đèn báo sẽ tăng liên tục theo hướng lên vạch đỏ trên cùng hoặc đèn báo sáng lên.


Định kỳ thông thường là sau 4.000 - 5.000 km cần phải bổ sung nước làm mát

Khi bạn thấy một vài giọt nước trên nền nhà ngay dưới gầm xe vào mỗi buổi sáng thì đây là dấu hiệu cho thấy HTLM đang bị rò rỉ và việc cạn nước làm mát sẽ sớm xảy ra nếu bạn không chủ động đưa xe đi kiểm tra và khắc phục sớm.

Cuối cùng là hiện tượng trào nước làm mát ở bình phụ khi xe đang hoạt động. Hiện tượng này xảy ra ngay cả khi nước làm mát đang ở mức thấp và nó khiến hao hụt nước làm mát rất nhanh. Việc bổ sung nước làm mát lúc này chỉ mang tính chất khắc phục tạm thời và không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để vài ba ngày lại đổ thêm nước làm mát một lần.

Lưu ý sử dụng

- Thường xuyên theo dõi chỉ số trên đồng hồ/đèn báo nhiệt trong quá trình xe vận hành. Khi có dấu hiệu nhiệt độ tăng bất thường/đèn báo nhiệt sáng cần tắt máy và đưa tới trung tâm sửa xe uy tín.

- Thường xuyên và định kỳ kiểm tra mức nước làm mát trên bình phụ, bổ sung nếu mực nước dưới vạch Lower.

- Nên sử dụng đúng chủng loại nước làm mát mà nhà sản xuất khuyến cáo và thay định kỳ sau 4.000 -5.000km.

- Không bổ sung loại nước nào khác ngoài dung dịch nước làm mát tiêu chuẩn.

- Cần đưa xe đi kiểm tra ngay nếu thấy nước làm mát bị rò rỉ hoặc tần suất phải bổ sung nước làm mát tăng dần.
Chi tiết tại chuyên trang mua ban o to
Một ngày mùa hè oi ả, chẳng may xế hộp của bạn lại bị hỏng điều hòa, hết ga mà chưa kịp sửa chửa, cần phải có những phương pháp để tránh nóng phù hợp.

Trang Wikihow dựa vào kinh nghiệm của nhiều người đi xe hơi khi hệ thống điều hòa không hoạt động để đưa ra những phương pháp tránh nóng đơn giản nhưng hữu ích.

1. Treo một miếng vải ướt giữa xe


Không khí nóng sẽ khiến lượng nước trong vải bốc hơi phân tán giảm nhiệt cho xe.

2. Lái xe bằng chân trần (không đi giày dép)

Điều này có vẻ hơi lạ nhưng sự thực là lượng nhiệt cơ thể sẽ giải phóng nhiều hơn khi bạn đi giày dép kín.

3. Lái xe với mái tóc vừa gội xong

Phụ nữ sẽ hiếm khi để tóc ướt đi ra đường nhưng đừng làm khô tóc bạn bằng máy sấy khi vừa gội xong đầu. Để tóc giữ độ ẩm tự nhiên sẽ làm mát cái đầu nóng khi lái xe không có điều hòa.

4. Mang theo nước đá

Nước lạnh hoặc đá tảng đựng trong thùng nhựa, đồng thời mở hé cửa sổ sẽ rất hữu ích vì khi đó lượng khí lưu thông bên trong và bên ngoài xe được làm mát bằng nước đá.

5. Lên kế hoạch cho chuyến đi

Nếu không thực sự cần thiết, tránh ra đường khi nhiệt độ đạt đỉnh. Sắp xếp thời gian biểu hợp lý để lưu thông vào thời điểm trời mát mẻ nhất và mật độ lưu thông cũng "dễ chịu" nhất.

6. Tìm tuyến đường hợp lý


Nếu có thể lựa chọn di chuyển ở đường cao tốc không bóng cây và đường nội đô mát mẻ đều đến một đích thì hãy chấp nhận mất thêm một chút thời gian để đi ở đường đô thị.

7. Mở cửa sổ

Mở cửa sổ để luồng không khí luôn lưu thông giữa trong và ngoài xe. Nếu vì tiếng ồn và khói bụi bắt buộc phải đóng cửa sổ, bạn có thể sử dụng một chiếc quạt cá nhân chạy pin và tốt nhất nên mở hé cửa sổ. Kể cả khi đã dừng đỗ xe trong bãi vẫn nên mở khoảng 1/2 cửa sổ để tránh làm nóng không gian nội thất.

8. Sử dụng kính phản chiếu ánh sáng và tối màu

Lắp đặt loại kính này khá quan trọng khi đi mùa hè vì sẽ giảm cường độ ánh nắng lọt vào trong xe, làm dịu mắt và đương nhiên mát không khí.

9. Ăn mặc thoáng mát

Nếu cần phải có cuộc họp, công việc cần ăn mặc chỉn chu thì bạn hoàn toàn có thể mang theo đồ và thay khi đến gần địa điểm. Giữ quần áo thoáng mát để không phải chịu thêm nóng từ chính cơ thể bạn.

10. Không mặc đồ tối màu

Đồ tối màu hấp thụ nhiệt rất tốt, vì thế bạn nên tránh. Nhưng nếu với những người đi xe máy thì đồ tối mày trùm kín lại là lựa chọn tốt vì chống được tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời. Xem thêm thông tin bài viết tại chuyên trang mua ban o to

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Ngày càng nhiều người mơ về việc sở hữu một chiếc xe ôtô song không phải ai cũng suy nghĩ thấu đáo trước khi xuống tiền.

1. Khả năng 'nuôi' xe

Trước khi mua, phải đảm bảo rằng bạn hoàn toàn đủ tiền để trang trải chi phí cho chiếc xe khi sau khi đem về nhà. Các chuyên gia khuyên rằng toàn bộ chi phí liên quan đến chiếc xe không nên chiếm quá 15 đến 20% thu nhập hàng tháng, từ tiền xăng, gửi xe, bảo hiểm, phí đường bộ, đăng kiểm, chi phí sửa chữa phát sinh... Hiện nay, phí bảo trì đường bộ dành cho xe cá nhân dưới 10 chỗ ngồi là 130.000 đồng mỗi tháng; phí đăng kiểm một lần 360.000 đồng mỗi năm. Cộng thêm các loại chi phí khác, những người sử dụng xe ở mức trung bình cho biết họ tốn khoảng 3 đến 5 triệu đồng mỗi tháng để "nuôi" xe.



Toàn bộ chi phí cho chiếc xe không nên chiếm quá 15 đến 20% thu nhập hàng tháng. 


2. Xe mới hay xe cũ

Chắc chắn rằng xe mới luôn có chất lượng tốt hơn xe cũ. Thậm chí các phiên bản mới được bổ sung những cải tiến mà xe cũ hơn một vài năm cũng không có. Tuy nhiên, giá cả là vấn đề khiến người sắp mua xe phải suy nghĩ lại. Ở Việt Nam, xe mới chịu phí trước bạ từ 10 đến 15% tùy tỉnh thành. Trong khi đó, với xe cũ đăng ký từ lần thứ hai trở đi, khoản phí trước bạ chỉ là 2%. Thêm vào đó, giá trị xe cũ để tính phí cũng giảm nhiều so với xe mới. Ví dụ, với một chiếc xe cũ có tuổi thọ trên 3 năm, giá trị xe để tính phí trước bạ chỉ bằng một nửa so với xe mới. Tính ra, chủ xe có thể tiết kiệm cả trăm triệu đồng nếu mua hàng đã qua sử dụng.

3. Nguồn tiền mua xe

Khi đã quyết định có nên mua xe hay không, bạn cần bảo đảm mình đã thu xếp một cách hợp lý số tiền bỏ ra để đưa xe về nhà. Nếu có sẵn tiền mặt, việc mua xe rất dễ dàng. Nhưng nếu phải vay để mua xe, bạn cần đảm bảo tìm được nguồn cho vay tốt nhất, với lãi sất thấp nhất và các điều khoản cho vay có lợi nhất với người mua. Trên tờ Wall Street Journal, chuyên gia khuyên rằng nếu bạn phải vay ngân hàng để mua xe, khoản vay nên được trả hết trong vòng 3 đến 5 năm.

4. Thời điểm mua

Nếu mua xe từ các công ty, bạn nên mua xe vào tháng 12. Các chuyên gia khuyên rằng đây là thời gian các công ty chạy đua về doanh số để hoàn thành chỉ tiêu cả năm. Do đó họ sẽ trở nên dễ tính hơn khi bạn trả giá.

Nếu không chờ được đến cuối năm, bạn hãy mua vào ngày 30, khi các đại lý xe muốn có con số doanh thu đẹp cho tháng này. Ngoài ra, nên đến gặp người bán vào sáng đầu tuần. Cuối tuần là thời gian khách hàng đổ xô đi xem xe, do đó người bán sẽ trở nên "kiêu" hơn bình thường và dễ dàng phớt lờ những lời mặc cả.

5. Luyện mặc cả trước khi gặp người bán

Mua xe cũ hay xe mới, bạn đều có thể mặc cả, nhất là với xe đã qua sử dụng. Tham khảo giá chung trên thị trường trước khi gặp người bán, bạn sẽ không bị người bán "qua mặt" với giá trên trời. Với các loại xe cũ cùng loại, cùng đời, giá cả có thể chênh lệch hàng chục triệu đồng ở nơi này so với nơi kia.
Xem thêm chi tiết tại chuyên trang mua ban o to
Tôi thấy hiện nay rất nhiều đường cao tốc đã cấm xe máy lưu thông. Tuy nhiên, hiện tượng người điều khiển xe máy vào đường cao tốc vẫn khá phổ biến, vậy lỗi này bị xử phạt thế nào? (Hoàng Minh Tú - Hà Nội)

Lỗi này được nêu rõ trong quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nêu tại điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ.



Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc

Theo đó, Điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;”.

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định như trên là vì Điều 26 Luật Giao thông đường bộ quy định xe mô tô, xe gắn máy không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Vì vậy, trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc thì sẽ bị phạt theo quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP nêu trên. Chi tiết tại chuyên trang mua ban o to

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Đối với phụ nữ, lái xe ô tô trong tình trạng mang thai sẽ gây cảm giác khó chịu, nên điều chỉnh ghế ngồi, thắt dây an toàn sao cho cảm giác thoải mái nhất hoặc thường xuyên nghỉ ngơi.

Thắt dây an toàn đúng cách

Hãy chắc chắn rằng dây an toàn phải ở dưới bụng và trên hông. Vai dây phải ở giữa ngực và kéo căng để kiểm tra cho đến khi thấy thoải mái nhất.

Điều chỉnh ghế ngồi

Điều chỉnh ghế sao cho cảm giác thoải mái nhất khi lái. Lưng ghế hơi nghiêng về sau để bảo vệ bụng khi sự cố xảy ra túi khí hoạt động.



Mẹo lái xe an toàn cho phụ nữ mang thai. Ảnh: Dapurpacu.


Đệm lưng

Nếu bị đau lưng khi mang thai, nên sử dụng một chiếc gói nhỏ đặt ở dưới lưng khi ngồi hoặc sử dụng một chiếc khăn cuộn lại. Điều này sẽ giúp thoải mái khi lái xe và giảm cảm giác mỏi lưng.

Nghỉ ngơi

Nếu phụ nữ mang thai và lái xe trong khoảng thời gian dài, nên dừng nghỉ nhiều hơn giúp tăng lượng máu đến chân. Chân và mắt cá chân dễ bị sưng vì ngồi quá lâu. Hoặc cũng có thể thư giãn và nhẹ nhàng di chuyển hai chân, lắc xoay cổ chân và ngọ nguậy ngón chân.

Là hành khách

Nếu chị em phụ nữ khi mang thai là hành khách đi xe hoặc không phải lái xe nên ngồi ở hàng ghế sau. Nếu ngồi ở ghế trước cạnh ghế lái, nên đẩy ghế ra phía sau càng xa càng tốt để bảo vệ mình. Các kinh nghiệm lái xe có tại trang mua ban o to
 Kỹ thuật quay vô-lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và sử lý phức tạp. Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để khắc phục khẩn cấp sai lầm khi điều khiển xe.




Có một số phương án xứ lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180o với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.

A. Quay vô-lăng sang phải bằng một tay:

1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô-lăng.

2. Nới lỏng tay nắm vô-lăng bình thường

3. Sử dụng long bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.

4. Quay vô-lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay

5. Tiếp tục quay vô-lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.

6. Quay vô-lăng lên điểm cao nhất.

B. Quay vô-lăng sang phải bằng hai tay với kỹ thuật bắt chéo tay:

1. Tay trên vô-lăng ở vị trí bình thường.

2. Quay vô-lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.

3. Quay vô-lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải.

4. Quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái.

5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.

6. Quay vô-lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô-lăng bằng tay phải.

Như vậy, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9-3” hoặc “10-2” (Tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần con số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.

Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô-lăng. Điều này, chỉ có thể được chấp nhận, trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Ta phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu bắt chéo: di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nhẹ nhàng nắm vô-lăng.Tất cả quá trình quay vô lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Việc quay vô-lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.

Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc độ quay vô- lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác, cả 2 tay sẽ đều thao tác nhanh nhất.

C. Chọn điểm nắm vô-lăng để chuẩn bị vào cua trái:

1. Đặt tay vào vị trí khi bắt đằu chuẩn bị vào cua.

2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô-lăng vào cua.

3. Quay vô-lăng sang trái ( tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt theo vô-lăng).

4. Chuyển tay về vị trí bình thường.

Trên 50% tai nạn giao thông xảy ra do người cầm lái không thành thạo kỹ thuật quay vô-lăng nhanh. Vào thời điểm mất ổn định đầu tiên của xe, bất kỳ chuyển động bất thường của cầu sau đều được các tài xế dày dặn nhận ra ngay sau 0,3-0,5s. Chính kỹ thuật quay vô-lăng thành thạo sẽ ngăn chặn được tiến triển bất lợi của xe.

D. Phương pháp “mạnh”

Phương pháp “mạnh” được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: xe ô tô có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang. Nếu vận tốc xe không lớn và tài xế kịp thời dự đoán trước được tình huống cũng như trong trường hợp làm chủ tay lái xe sau khi chèn vào vật cản nào đó. Quay vô-lăng bằng phương pháp “mạnh” có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời cần chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10-2” với góc độ đến 1400.Ngoài ra, nó còn thực hiện thao tác nối tiếp nhau của hai tay.

Ví dụ trường hợp quay vô-lăng sang phải bằng phương pháp “mạnh”:

1. Đặt tay ở vị trí cần thiết.

2. Tay phải quay vô-lăng sang phải, tay trái trược xuống dưới.

3. Nắm vô-lăng ở điểm dưới

4. Tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt lên trên

Trả vô-lăng sau khi cua có thể thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp manh. Tuy nhiên, trên thực tế tài xế thường bỏ vô-lăng và đợi nó về vị trí ban đầu. Theo quan điểm an toàn, đây là không thể chấp nhận. Nếu hệ thống lái không được chỉnh chính xác, vô-lăng có thể bị kẹt không quay về vị trí ban đầu, và khi đó mọi thao tác xử lý dù nhanh đến đâu cũng khó cứu vẵn được tình thế bất ngờ.
Chi tiết các dòng xe xem tại chuyên trang mua ban o to

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Là một bộ phận độc lập và không quá phức tạp nhưng khi trở chứng, ắc quy đã khiến không ít lái xe phải đau khổ khi cục cưng “nằm đường”.




Ắc quy (accu/battery) là một thiết bị điện có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng và phóng điện dưới dạng điện năng. Trong quá trình hoạt động, ắc quy sẽ tích và phóng điện liên tục. Nhà sản xuất thường quảng cáo sản phẩm ắc quy của mình là có tuổi thọ từ 3 tới 5 năm nhưng thực tế, đa số ắc quy trên xe hơi chỉ có tuổi thọ từ 1 tới 2 năm. Tại sao vậy?

Qua khảo sát thực tế sử dụng, có thể kết luận về những nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của ắc quy trên xe hơi.

- Xe quá lâu không khởi động. Với xe hơi đời mới, việc tắt hẳn máy không có nghĩa là xe không còn tiêu thụ điện năng. Trong quá trình xe không nổ máy, hộp nhận lệnh điều khiển xe và thiết bị chống trộm vẫn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Do đó, nếu để quá lâu không nổ máy, điện năng sẽ sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến hỏng ắc quy.

- Bật đèn và các thiết bị điện trong xe khi không nổ máy cũng khiến ắc quy sụt giảm điện năng nhanh chóng. Đèn hay hệ thống âm thanh có thể “ngốn” sạch năng lượng của ắc quy chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Việc để ắc quy hết sạch điện rồi sạc lại sẽ làm cho ắc quy rất mau hỏng.

- Đấu nối thêm còi đôi, đèn pha công suất lớn, đèn chớp, đèn màu trang trí. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến bình ắc quy, đi-ốt xạc, cuộn điện bị hỏng; thậm chí có thể gây cháy xe. Nguyên nhân chính là do khi lắp đặt thêm những thiết bị, cuộn điện không sản sinh đủ công suất, dây điện bị chập cháy do quá tải hoặc bình ắc quy nhanh bị hao điện. - Thiếu bảo dưỡng định kỳ ngăn đựng ắc quy dẫn đến tình trạng kém vệ sinh, kết tủa làm điện cực kết nối chập chờn.


- Xe bị ngập nước, các đường dây hay dắc cắm bị chập không những làm nguồn điện bị cạn kiệt mà còn làm tê liệt nhiều bộ phận của xe.

- Khởi động hay tắt máy liên tục nhiều lần sẽ tiết kiệm xăng ở một chừng mực nào đó, nhưng lại không có lợi cho tuổi thọ của ắc-quy.

- Cầu đi-ốt hoặc bộ nạp điện ắc quy hỏng trong khi xe chạy.

- Dung môi ắc quy không thuần chất. 

Về mặt kỹ thuật, tất cả những nguyên nhân trên, tựu chung đều dẫn đến một hậu quả là tạo ra nhiều kết tủa màu trắng xám trên bề mặt bản cực. Thành phần chủ yếu của kết tủa rắn này (thường chiếm đến 98%) là sulfat chì.

Sự hiện diện của quá nhiều sulfat chì trên bề mặt bản cực sẽ ngăn cản quá trình điện hóa gây sụt giảm dung lượng và tăng nội trở của ắc quy. Điều này đẫn đến việc một phần vật chất của bản cực dương ắc quy mau chóng bị tan rã thành một đám bùn màu nâu đen đọng dưới đáy bình ắc quy và tạo ra hiện tượng rò điện trong.

Hệ quả của hiện tượng trên là ắc quy không thể nạp đầy, công suất cực đại giảm rõ rệt và nhiều khả năng là ắc quy không thể sử dụng được nữa.
"Bảo trì" ắc quy với sản phẩm của Powerbatt!
Các nhà sản xuất bình ắc quy hầu như chỉ khuyên khách hàng cách tăng tuổi thọ ắc quy bằng cách kiểm tra, bảo dưỡng đều đặn, sử dụng ắc quy đúng cách để không mắc phải những lỗi dẫn đến hỏng ắc quy như đã nêu ở trên. Việc đó hiển nhiên là cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhớ và thực hiện đúng cách như nhà sản xuất khuyến cáo và nếu có nhớ thì việc kiểm tra vệ sinh bình ắc quy định kì cũng không làm giảm lượng kết tủa sulfat chì - nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm tuổi thọ ắc quy. Do vậy, việc chăm chỉ kiểm tra bảo dưỡng ắc quy cũng không làm cho tuổi thọ bình ắc quy tăng thêm được bao nhiêu.


Một hướng đi được các nhà khoa học Séc và Slovakia nghiên cứu đã đem lại kết quả rất khả qua, đó là tìm cách loại bỏ sulfat trên bề mặt bản cực và làm chậm quá trình sulfat hóa sau đó. Thử nghiệm đã cho thấy, với một lượng phù hợp hóa chất dung môi đặc biệt được đổ bổ sung vào bình ắc quy đã giúp cho tuổi thọ của bình tăng gần gấp đôi so với các bình thông thường. Điều đó có được là do phản ứng hóa học của dung môi với sulfat chì. Khi kết tủa sulfat chì trên bề mặt bản cực bị loại bỏ, ắc quy dần được trả lại trạng thái hoạt động tối ưu, qua đó giúp tăng tuổi thọ cho bình. Việc chỉ phải đổ thêm một lượng nhỏ dung dịch vào bình ắc quy sau 1 khoảng thời gian nhất định (từ 1 đến 2 năm) rõ ràng là khá đơn giản và hiệu quả. Cách này có thể tiết kiệm tiền bạc, công sức và cả sự lo lắng cho chủ xe khi vận hành…

Ở Việt Nam, hiện nay đã xuất hiện trên thị trường sản phẩm dung dịch phụ gia cho bình ắc quy hoạt động theo công thức trên. Sản phẩm có tên gọi PowerBatt của công ty Battery Gurus (Cộng hòa Séc) được phấn phối độc quyền bởi Battery Gurus Việt Nam.

Với chi phí chỉ khoảng hơn 100 ngàn đồng cho 1 lần đổ dung dịch (xe hơi 4 đến 9 chỗ), có thể nói, PowerBatt quả thực là một giải pháp kinh tế và tiện lợi.


Những khuyến cáo khi sử dụng sản phẩm dung dịch PowerBatt:

-         không sử dụng PowerBatt cho ắc quy bị xung tín hiệu xạc (mức xung tín hiệu dưới 30% công suất ắc quy)

-         Không được cho nước cất vào bình ít nhất 14 ngày trước khi sử dụng PowerBatt (việc này nhằm đảm bảo có đủ khoảng không trong bình để cho dung dịch PowerBatt vào).

-         Chỉ đổ dụng dịch khi ắc quy đang trong trạng thái nghỉ.

-         Mở nắp các ngăn ắc quy theo hướng dẫn của nhà sản xuất (OFNews khuyên bạn nên đem bình ắc quy tới các garage để đảm bảo an toàn).

-         Kiẻm tra và thêm bớt dụng dịch trong tất cả các ngăn ắc quy sao cho dung dịch vừa đủ che các tấm bản cực.

-         Cho PowerBatt vào theo tỉ lệ 60ml/100Ah.

-         Nên đổ vào thật chậm và nếu trời nóng trên 30 độ C  thì nên chia ra làm 2 lần. Không đổ nếu ngăn ắc quy có nhiệt độ trên 40 độ C.

-         Đổ đều đặn 12 tháng/lần với những xe vận hành thường xuyên hoặc 24 tháng/lần với xe vận hành không thường xuyên.

-         Một bình dung dịch PowerBatt 0,75l có giá 525.000đ có thể đủ dùng cho 5 xe con hoặc 6 lần đổ định kỳ cho xe của bạn.
Chi tiết tại trang mua ban o to

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Đôi khi người tiêu dùng Việt Nam không hiểu rõ các thuật ngữ tiếng Anh chỉ kiểu dáng, công dụng khác nhau của các loại xe ô tô. Cùng tìm hiểu phân biệt xe Coupe, Crosssover, Hatchback, SUV, Hard - top.

Coupe: Từ thông dụng chỉ kiểu xe thể thao hai cửa bốn chỗ mui cứng.




Crossover hay CUV, chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Crossover Utility Vehicle”: Loại xe việt dã có gầm khá cao nhưng trọng tâm xe lại thấp vì là biến thể của xe sedan gầm thấp sát-xi liền khối và xe việt dã sát xi rời. Dòng xe này có gầm cao để vượt địa hình nhưng khả năng vận hành trên đường trường tương đối giống xe gầm thấp. Ví dụ: Hyundai Santa Fe, Chevrolet Captiva…vv.




Drophead coupe: Từ cũ, xuất hiện từ những năm 1930, chỉ mẫu xe mui trần hai cửa; có thể mui cứng hoặc mềm. Tại châu Âu từ ngang nghĩa là Cabriolet.


 

Roadster: Kiểu xe hai cửa, mui trần và chỉ có 2 chỗ ngồi. Mercedes Benz dùng từ này cho loại 2 cửa mui trần cứng; ví dụ: Mercedes Benz SLK.




Convertibles: Là xe có mui xếp hoặc mui trần (roadster): Xe mui xếp là xe có mui trên có thể xếp gọn xuống thành xe mui trần. Phần lớn các xe convertibles là xe thể thao, nghĩa là chỉ có 2 chỗ ngồi, có động cơ hiệu năng cao, khả năng lái rất tốt. Các hãng GM, Ford, Mitsubishi, và Chrysler gần đây đưa ra các mẫu xe mui xếp mới, 4 chỗ, đó là các model Chevrolet Cavalier, Chrysler Conquest và Mitsubishi Eclipse Spyder.




Hatchback: Kiểu sedan có khoang hành lý thu gọn vào trong ca-bin, cửa lật phía sau vát thẳng từ đèn hậu lên nóc ca-bin với bản lề mở lên phía trên.




Hard-top: Kiểu xe mui kim loại cứng không có khung đứng giữa 2 cửa trước và sau.




Hybrid: Kiểu xe có phần động lực được thiết kế kết hợp từ 2 dạng máy trở lên. Ví dụ: xe ôtô xăng-điện, xe đạp máy...

Minivan: Kiểu xe 6 đến 8 chỗ có ca-bin kéo dài, cửa mở thường dùng rãnh trượt– không nắp ca-pô trước, không có cốp sau; ví dụ: Daihatsu Cityvan. 
 

 

MPV - Multi Purpose Vehicle: Xe đa dụng




Pick-up: Xe bán tải, kiểu xe gầm cao 2 hoặc 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau ca-bin. Ví dụ: Ford Ranger, Isuzu Dmax.




Sedan: Xe hơi gầm thấp 4 cửa, 4 - 5 chỗ ngồi, ca-pô và khoang hành lý thấp hơn ca-bin. 




SUV - Sport Utility Vehicle: Kiểu xe thể thao gầm cao, 1 hoặc 2 cầu, 5-7 chỗ, 3 cửa hoặc 5 cửa. Đúng như tên gọi của nó, xe đa dụng có thể sử dụng đi đường trường, đường địa hình khỏe, moment xoắn thường cao ở tốc độ thấp để tăng sức kéo khi vượt vật cản (khả năng off-road).




Van: Xe chở người hoặc hàng hóa từ 7 đến 15 chỗ. Ví dụ: Ford Transit.




Concept; concept car: Một chiếc xe hơi hoàn chỉnh nhưng chỉ được thiết kế để trưng bày, chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất.

2. Phân loại theo kích thước

Xe nhỏ (mini)

Xe nhỏ gọn (compact)

Xe cỡ vừa (mid-size)

Xe cỡ dài (long-wheelbase)

Xe cỡ tiêu chuẩn (full-size)

3. Phân loại theo nhiên liệu:

Xe máy dầu (diesel)

Xe máy xăng (petrol)

Xe điện (electric)

Xe lai (hybrid)

4. Phân loại theo giá thành

Xe kinh tế (Economy)

Xe phổ thông (Popular)

Xe hạng sang (Luxury)

Chi tiết tại chuyên trang mua bán ô tô
xsmn | xsmb | xsla | xsbd | kqxsmn | kqxs | xo so | soi cau | xsvt | XSKG | mat ong, sua ong chua, mật ong nguyên chất, mật ong rừng, mật ong hoa nhãn, tác dụng của mật ong